Cách thức cúng Tết Nguyên tiêu rằm tháng Giêng

Cách thức cúng Tết Nguyên tiêu rằm tháng Giêng

Thứ 2, 18/02/2013 | 08:37
0
Tết Nguyên tiêu (rằm tháng giêng) được coi là ngày lễ thiêng liêng nhất đầu năm mới và còn được gọi là "Lễ hội đèn hoa" hoặc "Hội hoa đăng".
Vào ngày này, người Việt thường đi chùa lễ Phật cầu một năm bình an, khỏe mạnh.

 

Đây là lễ tiết quan trọng trong năm nên ông bà ta có câu: "Lễ quanh năm không bằng rằm tháng giêng".

 

Ngày Tết Nguyên tiêu các gia đình thường sắm hai lễ: 1/ cúng Phật, cúng thần linh và 2/ cúng gia tiên vào giờ Ngọ.

 

Cúng Phật là mâm lễ chay tinh khiết cùng hương hoa đèn nến. Nếu là Phật tử thì có thể ngồi trước bàn thờ Phật tụng một thời kinh Phổ Môn, hoặc kinh Dược Sư để cầu bình an cho gia đạo. Nếu không tụng kinh được thì có thể dâng hương và đọc bài ca tụng công đức của Đức Phật dưới đây:

 

Tán Phật

 

Phật thân rực rỡ tựa kim san

 

Thanh tịnh không gì thể sánh ngang

 

Vô Thượng Chí Tôn công đức mãn

 

Cúi đầu con lạy Phật Sơn Vương.

 

Phật đức bao la như đại dương

 

Bảo châu tàng chứa đủ bên trong

 

Trí tuệ vô biên vô lượng đức

 

Đại định uy linh giác vẹn toàn.

 

Phật tại chân như pháp giới tàng

 

Không sắc không hình chẳng bụi mang

 

Chúng sinh bái vọng muôn hình Phật

 

Bỗng thấy tai nàn tận hóa tan.

 

Nam mô Thâp phương Thường trụ Tam Bảo (3 lần, 3 lạy)

 

Lạ & Cười - Cách thức cúng Tết Nguyên tiêu rằm tháng Giêng
Cúng gia tiên là mâm lễ mặn hoặc chay với đầy đủ các món ăn tinh khiết của ngày Tết. Đặc biệt trong mâm lễ phải có bánh trôi (chè trôi nước). Ý nghĩa của việc ăn bánh trôi ngày Tết Nguyên tiêu là mong muốn mọi việc quanh năm được hanh thông, trôi chảy. Ngoài ra còn có hương hoa, đèn nến, trầu cau, một ít vàng mã, rượu.

 

Khi cúng đọc bài khấn Tết Nguyên tiêu dưới đây.

 

Văn khấn Tết Nguyên tiêu (rằm tháng giêng) tại nhà

 

Nam mô A-di-đà Phật! (3 lần, 3 lạy)

- Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật,Chư Phật mười phương.

- Con kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

- Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành Hoàng, ngài Bản xứ Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân cùng chư vị Tôn thần.

- Con kính lạy Cao Tằng Tổ Khảo, Cao Tằng Tổ Tỷ, Thúc Bá Đệ Huynh, Cô Di, Tỷ Muội họ nội họ ngoại.

Tín chủ (chúng) con là: ...............................................

Ngụ tại:........................................................................

Hôm nay là ngày Rằm tháng Giêng năm... gặp tiết Nguyên tiêu, tín chủ con lòng thành, sửa sang hương đăng, sắm sanh lễ vật, dâng lên trước án.

Chúng con kính mời ngày Bản cảnh THành hoàng chư vị Đại Vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long Mạch, Tài Thần. Cúi xin các ngài linh thiêng nghe thấu lời mời, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật.

Chúng con kính mời các các cụ Tổ Khảo, Tổ Tỷ, chư vị Hương linh gia tiên nội ngoại họ................... nghe lời khẩn cầu, kính mời của con cháu, giáng về chứng giám tâm thành, thụ hưởng lễ vật.

Tín chủ con lại kính mời Ông bà Tiền chủ, Hậu chủ tại về hưởng lễ vật, chứng giám lòng thành phù hộ độ trì cho gia chung chúng con được vạn sự tôn lành. Bốn mùa không hạn ách, tám tiết hưởng an bình.

Nam mô A-di-đà Phật! (3 lần, 3 lạy).
 
Theo Chuaphuclam.com

Đến chùa cúng, khấn thế nào để 'sở cầu như nguyện'?

Thứ 7, 16/02/2013 | 12:31
Việc sửa soạn đi lễ chùa, hoặc sắm lễ vật để đi lễ chùa, người đi lễ cần phải biết những quy định căn bản của nhà chùa.

Những nghề dành riêng cho ngày Tết

Thứ 6, 15/02/2013 | 09:34
Tết là dịp để người ta sắm sửa, nghỉ ngơi sau một năm làm việc và đây cũng là cơ hội để những nghề "chỉ Tết mới có" trở nên “đắt hàng”.